Check Code phát hiện hàng Fake - Đúng hay Sai???

Ngày 24/04/2017

Trong thời buổi kinh tế mở cửa, chẳng thể tránh khỏi chuyện "vàng thau lẫn lộn", các sản phẩm fake được bày bán nhan nhản, tràn ngập thị trường. Và nếu bạn là người chuộng dùng hàng authentic (hàng chính hãng), tất nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ muốn phải bỏ tiền thật chỉ để mua hàng fake cả.

Sau một thời gian bị lừa, người tiêu dùng cũng tự trang bị được cho mình những kiến thức phù hợp để phân biệt hàng thật hàng giả. Một trong số đó là cách kiểm tra mã vạch - barcode và QR code bằng các phần mềm trên smartphone.

Tuy nhiên, hãy nghiêm túc suy nghĩ về câu hỏi này: có thật là cách này hiệu quả không?

Sự thật là dù có check được QR code hay mã vạch (barcode), điều này cũng chẳng thể khẳng định được sản phẩm của bạn có phải hàng "au" hay không.

Nguyên nhân thứ nhất: các mã vạch không phải là sản phẩm công nghệ quá cao siêu - tức là bất kỳ ai, bao gồm cả những kẻ chuyên sản xuất hàng giả, đều có thể sao chép một cách dễ dàng.

Ngay cả với QR Code như hình dưới đây, dù nhìn thì rắc rối, nhưng cũng chỉ là sản phẩm công nghệ đã quá lỗi thời, hoàn toàn có thể làm giả.

Và họ làm giả như thế nào? Chẳng có gì cao siêu, những kẻ chế hàng fake chỉ đơn giản là sao chép code của hàng thật rồi sản xuất hàng loạt trên hàng fake là xong. Sản phẩm cũng đã làm giả được rồi thì còn ngại chi mà không giả nốt cái code???

Một số nhà sản xuất cũng đã đưa ra cách để giúp người tiêu dùng tự tin hơn, đó là cung cấp mã để họ tự đăng ký trên website chính hãng khi mới mua sản phẩm. Tuy nhiên, họ sẽ không thể đặt mã vạch quá "hớ hênh", mà buộc phải đưa mã vào bên trong sản phẩm nên sẽ tương đối bất tiện. Hơn nữa, với thị trường hàng second hand, nguy cơ bị lừa vẫn hoàn toàn có thể.

Nguyên nhân thứ 2: phần mềm hoặc các website check mã vạch & code, nó chỉ là 1 công cụ để người dùng kiểm tra thông tin, xuất xứ, (tùy theo khả năng từng phần mềm hoặc website cung cấp) của 1 tổ chức tạo ra để người dùng kiểm tra. Tuy nhiên các công cụ trên không thể cập nhập update 100% kịp thời và liên tục thông tin của tất cả các mặt hàng trên thế giới tại cùng một thời điểm được, vì 1 ngày có hàng trăm nghìn sản phẩm mới của các hãng trên thế giới sản xuất ra, hàng triệu triệu các lô hàng, sản phẩm được sản xuất ra từng ngày với các mã code và ngày sản xuất, HSD khác nhau, theo thời điểm đó.

Và đúng hơn các phần mềm website này sẽ cchỉ cập nhật thông tin của các hãng nổi tiếng trên thế giới có đăng ký thông tin sản phẩm với họ - hiểu đơn giản là chỉ khi nào nhà sx mỹ phẩm cung cấp thông tin sản phẩm cho các tổ chức này thì họ mới có thông tin để để mà update lên phần mềm, website cho người tiêu dùng check (lô hàng này sản xuất tại đâu, xuất ngày nào, hsd đến bao lâu…), các hãng này thường là từ châu âu (Chanel, Dior, Bourjois… đểu là các thương hiệu lớn nổi tiếng thế giới nên sẽ được các website check code đăng đầy đủ thông tin sản phẩm hơn.

Tuy nhiên có nhiều hãng họ sẽ không đăng ký hết toàn bộ các mẫu mã sản phẩm của họ lên (vì nhiều lý do, có thể do hàng tặng, hàng test, các dòng sản xuất theo chiến lược ngắn hạn, các sản phầm limited… ). Vì vậy ví dụ trường hợp mà bạn có đang dùng 1 sản phẩm Chanel chuẩn Authentic vừa mua tại store về nhưng khi check trên trang check code, nó cũng sẽ có thể ko ra được thông tin gì thì bạn cũng đừng lấy làm lạ (vì có thể hãng không đăng ký lên đó, hoặc chưa đăng ký, hoặc do bên tổ chức kia chưa update kịp lên phần mềm…)

Cũng có rất nhiều trường hợp khi người dùng đi mua hàng sử dụng phần mềm check mã vạch sản phẩm tại 1 thời điểm thì lại không ra thông tin gì, nhưng một thời gian sau họ ra nơi khác mua check mã vạch thì lại có hiển thị thông tin , trường hợp này (nếu như 2 shop đều bán hàng chuẩn) thì là do sự chậm trễ trong việc update mã vạch của cả 2 phía khiến thời điểm đầu người mua ko check ra và thời điểm sau thì lại check ra, việc chậm trễ này có thể kéo dài hàng tháng đối với các sản phẩm không có thương hiệu lớn.

Bạn có thấy khi bấm không hiện thông tin, sẽ có phần để mình khai báo sp không ??? Như vậy cái khai báo đó là do người tiêu dùng ngta khai báo, có khai báo thì thông tin sẽ bổ sung vào máy chủ, không khai báo thì không bổ sung

Rốt cục thì barcode chỉ là 1 phần mềm do con người tạo ra,do NGƯỜI TIÊU DÙNG PHẢN ÁNH CẬP NHẬT, bản thân phần mềm KHÔNG CÓ TÍNH TỰ CẬP NHẬT LIÊN TỤC nên chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé các nàng.

 

PHẦN MỀM, TRANG WEB, CHECK MÃ VẠCH MÃ CODE KHÔNG PHẢI LÀ PHẦN MỀM ĐỂ PHÂN BIỆT HÀNG FAKE - HÀNG XỊN!

Những thông tin ở trên phần nào các bạn cũng hiểu được nguyên lý của phần mềm check mã vạch mã code, các phần mềm này chỉ có tác dụng chính là để check xem thông tin của sản phẩm, ngày sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, chứ nó không có tác dụng giúp các bạn phân biệt hàng fake hàng nhái.

 

Mã vạch sản phẩm chỉ là các con số và các ký tự mã vạch tạo nên được in trên bao bì sản phẩm, hoàn toàn có thể in nhái theo 100%, và máy quét mã vạch hay phần mềm check code thì không phải máy phân biệt “tiền giả tiền thật”. Các bạn có thể lấy 1 sản phẩm có mã vạch và chup ảnh bằng điện thoại, sau đó lấy bức ảnh ở điện thoại rồi dùng phần mềm check mã vạch cũng sẽ check được ra chứ không hề cao siêu gì =>các bạn nên hiểu rằng bọn China nó đã đi nhái nguyên 1 sản phẩm rồi thì không có lý do gì để nó ko nhái được cái mã vạch cho giống 100% cả.

Trên mạng có khá nhiều bài viết hướng dẫn về cách tính mã vạch để nhận biết xuất xứ từ nước nào, cái đó chỉ để cho người dùng hiểu sâu thêm về các con số mã vạch trên bao bì sản phẩm có ý nghĩa gì, nhưng do có nhiều bạn bán hàng bản thân cũng không nắm rõ chỉ đi copy lại để đăng lên tạo uy tín cho shop mình, rồi lại đi sửa tên tiêu để thành cách tính mã vạch để phân biệt hàng fake hàng xịn, khiến người dùng đọc lại hiểu nhầm.

 

Ngoài ra, những bài viết đó chỉ đúng tại một thời điểm cũ, công nghệ ngày càng phát triển theo từng ngày, họ sẽ có những cách tính khác thay đổi hoặc có những dãy số công thức khác, cập nhật liên tục, khi đó người dùng áp dụng những bài viết hướng dẫn tính mã vạch cũ, sẽ không áp dụng được vào một sản phẩm mới ra có dãy mã vạch mới và sẽ nghĩ nó là hàng fake…

- Trong kho ứng dụng phần mềm điện thoại android hoặc iphone khi các bạn tìm kiếm từ khóa “check code my pham” cũng có vài phần mềm dạng tên “kiểm tra hàng fake”của 1 vài đơn vị việt nam tạo nên để người dùng tải về sử dụng. Với cái tên tiêu đề rất hoành tráng đó, nhiều bạn không biết sẽ tưởng đó là phần mềm giúp phân biệt hàng fake hay auth hữu ích, nhưng thực ra nó chỉ là phần mềm tính mã vạch thông thường để xem xuất xứ nước nào (thay cho việc mình phải tự tính theo các bài viết hướng dẫn trên mạng, chẳng khác gì treo đầu dê bán thịt chó). Và có rất nhiều các phần mềm dạng như này với tên gọi rất hấp dẫn khiến người dùng không hiểu rõ tải về và hiểu nhầm.

 

- Tồi tệ hơn nữa cũng có rất nhiều phần mềm và website để check dạng như thế này nhưng làm “không đến nơi đến chốn” của một số cá nhân viết ra nhưng không update liên tục thường xuyên, khiến nhiều người tải về dùng, và khi check có khi sản phẩm chính hãng lại cũng không check ra thông tin gì, nhưng check bằng phần mềm khác lại ra thông tin.

- Việt nam cũng có khá nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm, các bạn có thể check bằng phẩm mềm hoặc website sản phẩm đó, nhưng vì đất nước mình nhỏ bé và ngành mỹ phẩm không nổi tiếng, và nếu như ko ra thông tin thì không thể khẳng định nó là hàng fake đúng ko?

 

Không tin nổi mã vạch nữa, vậy phải làm gì để phân biệt hàng fake, hàng au?

Việc này còn tuỳ thuộc vào sản phẩm bạn mua. Nhưng nhìn chung, sẽ có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Lựa chọn địa chỉ mua hàng cẩn thận: Ở nước ngoài, các store chính hãng nhan nhản thì không cần bàn đến. Nhưng ở Việt Nam, nhiều mặt hàng chúng ta chỉ có thể mua xách tay, đâm ra việc xác định hàng au hay fake không phải chuyện dễ. Cách dễ nhất để giảm thiểu rủi ro là "chọn mặt gửi vàng" ở những nơi bán hàng lâu năm và đã có uy tín cao.

- Để ý đến giá: Giá tiền không phải yếu tố quyết định, nhưng sản phẩm chính hãng thường không có giá quá rẻ. Nếu rẻ quá thì bạn nên cân nhắc.

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot